Chi tiết - Sở Công Thương

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 64

Tổng lượt truy cập: 1.599.517

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của ngành Công Thương

Xác định được tầm quan trọng trong công tác chuyển đổi số, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành; Sở Công Thương đã triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động của ngành, nhằm tạo môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu của người dân và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có tính chất chiến lược trong công cuộc đổi mới như Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… với trọng tâm chính là thúc đẩy quá trình ứng dụng các công nghệ 4.0 và thực hiện chuyển đổi số trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Xác định được tầm quan trọng trong công tác chuyển đổi số, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành; Sở Công Thương đã triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động của ngành, nhằm tạo môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu của người dân và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sở Công Thương thực hiện chuyển đổi số gắn hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị với triển khai phục vụ người dân, doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và các chương trình thương mại điện tử; Đồng thời trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Sở Công Thương bám sát các nhiệm vụ được giao liên quan để triển khai thực hiện.

* Chuyển đổi số với công tác, hoạt động chuyên môn

Sở Công Thương đẩy mạnh trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, đến nay 100% (130/130) thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của cơ quan được công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở và Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đồng thời được số hóa theo quy trình nội bộ, thời gian giải quyết, mức thu phí, lệ phí và tích hợp vào phần mềm Một cửa điện để người dân có thể nắm bắt, khai thác.

Bên cạnh đó, việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện đúng theo quy định chỉ đạo, điều hành các cấp. Quán triệt, chỉ đạo bộ phận Văn thư cũng như toàn thể công chức, viên chức thuộc Sở thực hiện theo đúng quy định. Hiện tại, 100% văn bản đi, đến của Sở được quản lý qua phần mềm “Hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc” (trừ văn bản mật). Việc ứng dụng Phần mềm gửi nhận văn bản điện tử qua mạng đã giúp Lãnh đạo Sở cũng như toàn thể công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin một cách khoa học và có hiệu quả hơn.

Trong công tác ứng dụng chữ ký số, Sở Công Thương đã thực hiện trang cấp cho tất cả Lãnh đạo Sở cũng như các bộ phận liên quan  và triển khai ứng dụng kể từ ngày 25/12/2017. Tất cả các văn bản của Sở ban hành đều thực hiện bằng hình thức ký số (trừ văn bản mật theo quy định và các văn bản có tính, đặc thù, bảo mật nội bộ của Sở). Các hệ thống khai thác dữ liệu dùng chung như Trang thông tin điện tử; Hệ thống thư điện tử (email); Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử;  Hệ thống báo cáo nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; Hệ thống Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đội ngủ, tổ chức bộ máy, biên chế và vị trí việc làm tỉnh... Các hệ thống đều được vận hành và hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số của Sở Công Thương cũng được Lãnh đạo quan tâm, đã đã bố trí 01 công chức thuộc Văn phòng Sở kiêm nhiệm về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó cũng Sở đã cử Lãnh đạo Sở tham gia làm thành viên Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và Chuyên viên phụ trách công nghệ thông tin tham gia Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo chính quyền điện tử, Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Đề án 06.

Nhằm giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn thông tin và đảm bảo an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định Luật An toàn thông tin mạng; Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-SCT ngày 12/12/2018 về Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Sở và triển khai, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở được biết và thực hiện; đồng thời hằng năm Sở đều xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện việc mua sắm, trang cấp các thiết bị công nghệ thông tin đề hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng hạ tầng số theo quy định;

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương (quầy 11) tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

* Chuyển đổi số đối với lĩnh vực thương mại điện tử

Sở đã tập trung tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử đa dạng; kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới. Thời gian qua, Sở đã hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cụ thể:

- Hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử, phát triển các sản phẩm cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ các doanh nghiệp, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia sàn thương mại điện tử nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch kinh doanh trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả như: giới thiệu quảng bá và xây dựng thương hiệu... Phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam (Lazada, Shopee…) triển khai các chương trình tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nội địa thông qua các kênh thương mại điện tử.

- Vận hành, duy trì Sàn giao dịch thương mại điện tử: Duy trì, vận hành, nâng cấp và bổ sung tính năng hoạt động cho Sàn giao dịch thương mại điện tử (https://quangtritrade.gov.vn) giúp Sàn hoạt động tốt, ổn định đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, người tiêu dùng. Tiếp tục hỗ trợ doanh thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán qua mạng Internet thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử. Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương trong việc kết nối Sàn giao dịch thương mại điện tử (https://quangtritrade.gov.vn) với các Sàn thương mại điện tử của các tỉnh, thành trong cả nước.

- Hỗ trợ Doanh nghiệp Quảng Trị xây dựng và nâng cấp website Thương mại điện tử: Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cấp giao diện và các tính năng trên Sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ các đơn vị Cập nhật thêm các sản phẩm đặc trưng, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm OCOP của tỉnh.

- Hỗ trợ Doanh nghiệp giải pháp truy xuất nguồn gốc, thiết kế và in tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa và phát triển các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code... Kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất của tỉnh để tạo thêm các chuỗi liên kết mới.

Ngoài ra, hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và tiểu thương kinh doanh cố định tại các chợ, các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đến nay đều có sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt toán; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông đã thanh toán phí, báo giá cước phí qua phương tiện điện tử...

Thời gian tới, Sở Công Thương - Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh tiếp tục tổ chức các Hội nghị thẩm định chương trình xúc tiến thương mại để trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các Đề án thuộc Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh theo Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 08/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh để đẩy mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hơn nữa trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số đối với công tác xúc tiến thương mại.

* Chuyển đổi số đối với lĩnh vực năng lượng

Công tác thúc đẩy chuyển đổi số trên lĩnh vực năng lượng cũng được Sở quan tâm. Đối với nhiệm vụ của Sở Công Thương liên quan đến lĩnh vực năng lượng được giao tại Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 30/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2024 là Ưu tiên hai mục tiêu là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khai thác năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội trong một đô thị thông minh.

Sở cũng đã phối hợp với các đơn vị quản lý, kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cung ứng điện, kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn. Hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng. Thời gian qua, Bộ Công Thương và Sở Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngành Điện lực triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng. Theo đó, đơn vị tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng điện, giúp khách hàng tiết kiệm điện năng...

Công tác chuyển đổi số nói chung đã có những chuyển biến tích cực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên việc chuyển đổi số vẫn gặp không ít khó khăn, cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía các ngành có liên quan cùng sự đồng lòng ủng hộ của doanh nghiệp và người dân.

Thời gian tới Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. Duy trì và nâng cao chất lượng cấp dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn để lan tỏa, thúc đẩy chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng (website thương mại điện tử, gian hàng trên các sàn giao dịch điện tử, chữ ký số) và các giải pháp giao dịch, thanh toán điện tử trong thương mại và dịch vụ công để tạo ra các sản phẩm thông minh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh./.

Hoàng Việt, Sở Công Thương

More