Chi tiết - Sở Công Thương

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 485

Tổng lượt truy cập: 1.627.400

Ngành Công Thương Quảng Trị: Đẩy mạnh chuyển đổi số, chung tay cải cách thủ tục hành chính.

Sở Công Thương làm việc với Đoàn kiểm tra BCĐ CCHC tỉnh năm 2023 - Ảnh: HV

Xác định đẩy mạnh chuyển đối số tạo đột phá trong cải cách hành chính được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến nâng cao chỉ số cải cách hành chính và sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt, có ý nghĩa rất lớn đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.

Bằng những bước chuyển mình mạnh mẽ, thời gian qua, Sở Công Thương đã có rất nhiều giải pháp chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, hiện đại hóa nền hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính, từ đó, đã giúp cho doanh nghiệp, người dân hoàn thành các thủ tục nhanh gọn, chính xác, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, tạo được niềm tin, sự đồng thuận từ phía người dân và cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Xác định kiểm soát thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, nâng cao được chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức. Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, Sở Công Thương đã chủ động rà soát, đánh giá hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý trên hệ thống dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Trị. Theo đó, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 07 đợt công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, trong đó: có 14 TTHC mới ban hành, 38 TTHC sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ 02 TTHC trên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử tỉnh. Trên cơ sở  đó, trình UBND tỉnh thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, đề xuất cắt giảm chi phí không cần thiết trên 30%, đề xuất 03 nhóm/thủ tục hành chính thuộc 03 lĩnh vực đề xuất cắt giảm các quy định, giấy tờ, biểu mẫu không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi, giảm 30% thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến thực hiện thủ tục hành chính.

         Với sự chủ động, phối hợp, đồng bộ của Văn phòng Sở và các phòng chuyên môn đã đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và giải quyết TTHC; Tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần năm 2023, theo đó, công khai 52 dịch vụ công toàn trình và 78 dịch vụ công một phần trên lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Hoàn thành việc đăng ký 100% tích hợp công khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, 100% được số hóa đầu vào (thành phần hồ sơ) và số hóa kết quả đảm bảo theo quy định. Đến nay, Sở Công Thương đã tiếp nhận 27.053 hồ sơ, trong đó tiếp nhận qua mạng: 27.052 hồ sơ, trực tiếp: 01 hồ sơ (chưa đến hạn) và đã giải quyết 27.031 hồ sơ, không có hồ sơ trễ hạn, quá hạn và không có trường hợp thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức. Thực hiện thí điểm đối với 14 DVCTT toàn trình đưa vào tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính hoàn toàn trên môi trường mạng. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định, là một trong các đơn vị có số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh thực tế cao, tuy nhiên không có hồ sơ trễ hạn, quá hạn và không có trường hợp thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức. Qua những kết quả đã đạt được trong năm 2023, có thể khẳng định, Sở Công Thương là một trong những đơn vị tiên phong thí điểm giải quyết TTHC trực tuyến được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng và đề xuất cắt giảm chi phí không cần thiết cho tổ chức thực hiện TTHC nội bộ, là đơn vị có số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh nhiều nhưng giải quyết đúng hạn 100% cho tổ chức, cá nhân. Hoàn thành tái cấu trúc quy trình, làm sạch 100% thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, số hoá hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp. Nhờ đó, người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, thực hiện và giám sát việc giải quyết TTHC.

            Cùng với hiện đại hóa trong giải quyết TTHC, đã chỉ đạo Đoàn thanh niên chủ lực đẩy mạnh tổ chức "Ngày thứ bảy tình nguyện" giải quyết thủ tục hành chính online cho người dân, doanh nghiệp. Đây là hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ ngành Công Thương Quảng Trị góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức trẻ trong chung tay cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Kết quả đợt ra quân, Đội tình nguyện đã hỗ trợ, tư vấn giải quyết trực tuyến TTHC 2.600 trường hợp. Qua đó, góp phần giảm áp lực Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho các ngày bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

            Với nhận thức, doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, thời gian qua đội ngũ CCVC Sở Công Thương luôn chủ động đổi mới và đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến, tăng cường ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trong giải quyết TTHC được thực hiện, triển khai nghiêm túc và có hiệu quả, kết hợp duy trì các quy trình, áp dụng có hiệu lực, hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO, dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Đến nay, Sở Công Thương đã ban hành áp dụng hệ thống tài liệu nội bộ trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO vào hoạt động hành chính của Sở Công Thương.

            Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã thực hiện nhiều nội dung cải cách mang tính đồng bộ khác như: đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa nền hành chính, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, sử dụng chữ ký số, số hoá tài liệu, hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình của Sở Công Thương. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức của Sở về tính pháp lý, lợi ích của việc sử dụng kết quả giải quyết TTHC điện tử, nhằm xây dựng nền nếp làm việc văn hóa, văn minh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là sử dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT - Ioffice để rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao chất lượng công việc, tăng cường việc giám sát quá trình giải quyết công việc của CCVC theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Với phương châm "lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số" để từng bước hình thành công dân số, hướng đến chính phủ số, tạo sự hài lòng cao của người dân trong thực hiện các TTHC, để đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, trong thời gian tới, tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC. Đặc biệt là tăng cường giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn cho doanh nghiệp, người dân biết được những tiện ích trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Tiếp tục tập trung rà soát, thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để  đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, số hoá hồ sơ... theo hướng lấy người dân làm trung tâm. Quán triệt các bộ phận, cá nhân liên quan giải quyết TTHC đúng quy định, tránh để xảy ra tình trạng chậm muộn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại điểm đ mục 1 Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Thực hiện hiệu quả Quyết định số 93/QĐSCT ngày 21/8/2023 của Sở Công Thương triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 và giai đoạn 2023- 2025 của Sở Công Thương, kiên quyết xử lý tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, tâm lý e dè, sợ sai, sợ chịu trách nhiệm không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc được giao.

Thứ ba, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh giao về công tác cải cách thủ tục hành chính trên hệ thông theo dõi tỉnh. Rà soát đề xuất, kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Đề xuất UBND tỉnh phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Tổ chức công khai các quy định, thủ tục hành chính tại Bộ phận “một cửa”, trên Trang thông tin điện tử để phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là đề xuất phương án đơn giản hoá TTHC và nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả của bộ phận một cửa điện tử.

Thứ tư, chỉ đạo Đoàn thanh niên Sở và các bộ phận, cá nhân liên quan tiếp tục phát động chiến dịch tình nguyện ra quân hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC online. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ TTHC bằng phương thức trực tuyến. Phát động phong trào thi đua trong việc triển khai thực hiện thí điểm việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính hoàn toàn trên môi trường mạng đến từng cán bộ, công chức, viên chức, tập trung thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp./.

Lê Quốc Hùng, Văn phòng Sở Công Thương

More