Chi tiết - Sở Công Thương

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 1570

Tổng lượt truy cập: 1.526.737

Sở Công Thương Quảng Trị: Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính

 

Cải cách hành chính được xem là khâu đột phá, là chìa khóa để nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hướng đến nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển ngành công thương nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Kể từ khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU thì công tác cải cách hành chính của Sở Công thương Quảng Trị đã có những định hướng cụ thể, các nhiệm vụ từng bước được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ và sâu rộng hơn.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính (Par Inder); Những năm trở lại đây, các chỉ số xếp loại của Sở Công Thương luôn nằm trong top đầu của Bảng xếp hạng các Sở, ban ngành cấp tỉnh (năm 2016 đạt 82,5 điểm, xếp loại tốt trong tốp 3/20; năm 2017 đạt 84 điểm, xếp loại tốt trong tốp 4/20; năm 2018 đạt 88 điểm, trong tốp 2/20; năm 2019 đạt 88,6, trong tốp 4/20). Với những kết quả đạt được nêu trên, nổi bật có một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính tại Sở Công Thương, cụ thể:

Cấp ủy, Lãnh đạo Sở luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính từ việc xây dựng Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và triển khai đầy đủ các nhiệm vụ. Từng bước đầu tư các nguồn lực vào những công việc cụ thể, sáng tạo các nội dung phù hợp với điều kiện của cơ quan; Bên cạnh đó, quan tâm chỉ đạo kịp thời các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh giao đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy định.

Công tác tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra rà soát VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật đã được quan tâm thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng quy định. Kết quả, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tham mưu ban hành 19 VBQPPL. Nội dung chủ yếu tập trung vào đổi mới cơ chế, chính sách trên lĩnh vực phát triển công nghiệp, khuyến công; quản lý cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; năng lượng, vật liệu nổ công nghiệp; an toàn thực phẩm, phát triển thương mại tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và xúc tiến thương mại tỉnh

Tổ chức rà soát, công bố Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến nay đã tham mưu UBND tỉnh quyết định công bố 148 TTHC thuộc phạm vi quản lý (cấp tỉnh: 131 thủ tục hành chính, cấp huyện: 17 thủ tục hành chính). Tổ chức công khai và xây dựng tất cả quy trình giải quyết nội bộ TTHC. Tham mưu UBND tỉnh thông qua phương án đơn giản hóa đối với 23 TTHC thực hiện. Trong đó đã đề xuất cắt giảm từ 20-45% thời gian giải quyết và 10-36% chi phí thực hiện TTHC. Duy trì tốt hoạt động tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tính đến nay, công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận “một cửa” đảm bảo đúng quy định, các hồ sơ được giải quyết đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng. Qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ cung ứng hành chính công của Sở đạt sự hài lòng cao về thái độ phục vụ của công chức tại tổ một cửa, bộ phận thụ lý hồ sơ thủ tục hành chính.

Công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được chú trọng, quan tâm và thực hiện quyết liệt. Là một trong Sở sớm trình UBND tỉnh phương án sắp xếp, sáp nhập các phòng chuyên môn thuộc Sở. Qua đó đã sắp xếp giảm 7 phòng xuống còn 5 phòng. Sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, để đảm bảo vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức mới. Bên cạnh điều chỉnh vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Việc Xây dựng, nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm thực hiện. Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ và bổ sung, điều chỉnh được thực hiện thường xuyên hàng năm và từng giai đoạn, đảm bảo dân chủ, công khai và đúng quy trình, quy định. Xây dựng, tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng và các đơn vị. Qua đó, trình độ, năng lực công tác, kiến thức, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức, viên chức của Sở không ngừng được nâng cao và ngày càng chuyên nghiệp, góp phần không nhỏ vào thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Hiện đại hóa nền hành chính luôn quan tâm triển khai trong đẩy mạnh CCHC của Sở; Rà soát các TTHC mức độ 3, mức độ 4 và công bố đầy đủ Danh mục TTHC tiếp nhận và tiến độ giải quyết trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh (Trong đó: có 110 TTHC mức độ 2, 17 TTHC mức độ 3; 04 TTHC mức độ 4); triển khai chữ ký số chuyên dùng…Áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo TCVN 9001:2015 vào hoạt động cơ quan đảm bảo đúng quy định. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành của Sở luôn được quan tâm đẩy mạnh. Từng bước nâng cấp hệ thống mạng, máy tính, các trang thiết bị phục vụ công tác của Sở. Tích cực sử dụng và cập nhật kết quả thực hiện trên Phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, công tác CCHC cũng gặp những khó khăn nhất định:

Nguồn kinh phí dành cho công tác cải cách hành chính tại cơ quan còn hạn chế. Dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3,4) đã triển khai nhưng kết quả thực hiện tại cơ quan vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Các phần mềm mang tính đột phá ứng dụng vào hoạt động chuyên môn của cơ quan còn hạn chế.

Các văn bản quy định hoặc hướng dẫn thi hành còn chậm, đặc biệt các văn bản liên quan công tác kiểm soát TTHC; quy định TTHC nằm rãi rác ở nhiều văn bản khác nhau, không tập trung, chưa hợp nhất tại một văn bản, gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Từ những thuận lợi, khó khăn như đã nêu trên, đề xuất một số nội dung sau đây:

Một là, tham mưu có hiệu quả 6 nhiệm vụ cải cách hành chính, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số CCHC, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hài lòng phục vụ người dân, tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về CCHC.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và rà soát văn bản quy phạm pháp luật của ngành đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa TTHC. Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn và mức hài lòng của người dân về giải quyết TTHC. khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ CQHC nhà nước theo lộ trình, kế hoạch.

Ba là, rà soát, ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị sau khi có văn bản của trung ương. Hoàn thiện cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm tại cơ quan và đơn vị trực thuộc theo quy định của Chính phủ; Từng bước đổi mới nội dung, cách thức, chương trình đào tạo, đáp ứng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Bốn là, tăng cường triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ 3 và 4. Xây dựng và vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu dùng chung, sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý, điều hành; đảm bảo đồng bộ và kết nối các phần mềm của Trung ương; Thực hiện tốt quy trình xử lý văn bản nội bộ qua mạng để giảm bớt giấy tờ trong giải quyết công việc chuyên môn tại cơ quan. Thực hiện có hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2015.

Để phát huy những kết quả đạt được, Cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức Sở Công thương đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, hướng đến xây dựng thành công một nền hành chính minh bạch và phục vụ.

 

Tác giả bài viết: Lê Quốc Hùng, Chi bộ Sở Công Thương

Bài viết liên quan