Chi tiết - Sở Công Thương
Đang truy cập: 24
Hôm nay: 232
Tổng lượt truy cập: 1.617.349
Thương mại điện tử và lợi ích cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam
Thương mại điện tử và lợi ích cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam
Từ một hai năm nay, khái niệm Thương mại điện tử được thỉnh thoảng nhắc đến trên báo, đài, các cuộc họp của Chính phủ, Thành phố... Người dân cũng vì thế mà “loáng thoáng” nghe qua về Thương mại điện tử, tuy nhiên, phần lớn người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Thương mại điện tử và đặc biệt là lợi ích Thương mại điện tử có thể mang lại cho DNVVN, cho người dân, cho nền kinh tế và cho xã hội Việt Nam.
Bài viết này xin được mạo muội nêu ra một vài lợi ích chung nhất mà Thương mại điện tử có thể mang lại cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung và cho từng cá nhân, từng DNVVN Việt Nam nói riêng. Nhưng trước hết, xin được phép giải thích đôi điều về Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nhiều cách, có quan niệm cho rằng phải có thanh toán qua mạng mới là Thương mại điện tử, phải có đầy đủ các hoạt động kinh doanh được thực hiện qua mạng (quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý và xử lý đơn hàng, thanh toán qua mạng, chữ ký điện tử...) thì mới được gọi là Thương mại điện tử... Nhưng như thế thì khái niệm Thương mại điện tử này còn khá xa vời với tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, vì thế, xin được hiểu trong bài này rằng Thương mại điện tử là việc áp dụng một hay nhiều khâu trong các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, cụ thể là Internet và WWW, các khâu đó có thể là marketing, trưng bày thông tin, giao dịch trao đổi qua email v.v...
Thương mại điện tử có thể được chia ra làm 3 loại sau B2B, B2C, và P2P (có thể có những cách chia khác). B2B có nghĩa là giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (DN) và DN (business-to-business). B2C là giao dịch Thương mại điện tử giữa DN và cá nhân người tiêu dùng (business-to-consumer). P2P là giao dịch Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau (Peer-to-Peer.
B2B: Các DN dùng mạng Internet, WWW (website) để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, thậm chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hóa, đấu thầu trên mạng v.v...
B2C: Các DN trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả tiền qua mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng v.v...
P2P: Một website được một DN xây dựng nhằm mục đích tạo “sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua, bán với nhau. Ví dụ cụ thể là http://www.ebay.com/ là website đấu giá trực tuyến nổi tiếng dạng P2P.
Tóm lại, có thể nói như sau:
. Đối với DN: Thương mại điện tử hiện nay hỗ trợ DN rất tốt trong việc marketing và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị trường quốc tế. Tương lai không xa, Thương mại điện tử sẽ giúp DN tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động vì đa số các hoạt động kinh doanh đều được hệ thống CNTT quản lý.
. Đối với cá nhân hay cộng đồng: Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân như:
- Quyền chọn lựa dịch vụ, sản phẩm để có thể an tâm khi mua (vì Thương mại điện tử buộc các DN phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người tiêu dùng có lợi)
- Truy cập nguồn thông tin, kiến thức phong phú, bổ ích
- Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng giúp nhau khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ
- Đối với quốc gia: Thương mại điện tử sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia, phục vụ lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thông tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp Việt Nam nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, sớm sánh vai cùng các nước trong khu vực.
Các DNVVN VN nên suy nghĩ về việc áp dụng Thương mại điện tử để làm tăng lợi thế cạnh tranh của mình, trước thềm những thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh như việc VN sắp gia nhập WTO, sắp chính thức gia nhập AFTA. Nếu không thay đổi, không tiến bộ, có nghĩa là DN sẽ phải ra khỏi cuộc chơi.
-
Nguyễn Văn Trình
0913 474 705
nguyenvantrinh@quangtri.gov.vn
-
Nguyễn Thị Thu Hiền
0919 060 883
nguyenthithuhien@quangtri.gov.vn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 313 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852514; 0233.3852265 - Fax: 0233.3852265 - Email: soct@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn http://socongthuong.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này