Chi tiết - Sở Công Thương
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 515
Tổng lượt truy cập: 1.627.430
Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương mại từ Lào về Việt Nam
Đoàn công tác Bộ Công Thương khảo sát thực địa tình hình xây dựng Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ
Nguyễn Hữu Hưng
Phó Giám đốc Sở Công Thương
Thời gian qua, hoạt động nhập khẩu than đá từ Lào chủ yếu qua cửa khẩu Quốc tế Lalay liên tục có những bước tăng trưởng đáng kể. Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, hành động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại than đá từ Lào về Việt Nam.
Quảng Trị có đường biên giới đất liền tiếp giáp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (CHDCND Lào) với tổng chiều dài hơn 187 km, có hai Cửa khẩu Quốc tế: Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và Cửa khẩu Quốc tế La Lay và hệ thống 4 cặp cửa khẩu phụ, là cầu nối giao thông quan trọng kết nối miền Trung Việt Nam với các tỉnh của Lào và các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.Với nguồn than có trữ lượng lớn của phía bạn Lào, điều kiện nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lalay với cung đường vận chuyển ngắn là những yếu tố thuận lợi để tăng cường xúc tiến nhập khẩu than, góp phần bổ sung nguồn nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất, phục vụ phát triển KT - XH của đất nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng than đá nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lalay đã đạt 1.098.097 tấn, trị giá 79.166.978USD.
Cơ sở hạ tầng
Việc nhập khẩu than từ các tỉnh Sekong, Salavan (CHDCND Lào) của các doanh nghiệp trong nước thông qua Cửa khẩu Quốc tế Lalay là sự lựa chọn hợp lý, giúp doanh nghiệp rút ngắn cung đường vận chuyển, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD của DN, góp phần phát triển KTXH của các địa phương của cả hai nước Việt Nam – Lào. Tuy nhiên, những khó khăn về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật Cửa khẩu, kho tàng bến bãi, cảng biển...đã có những tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu than của DN thông qua Cửa khẩu này.
Ở Cửa khẩu Quốc tế La Lay, thủ tục thông quan đối với các chuyến hàng than qua cửa khẩu đã được các lực lượng chức năng tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Tại thời điểm gần đây, mỗi ngày có khoảng gần 400 - 450 phương tiện vận tải XNC được thông quan qua Cửa khẩu này.Về hạ tầng giao thông,theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ- TTg ngày 1/9/2021, Quốc lộ 15D từ cảng biển Mỹ Thủy đến cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị, dài 78 km có quy mô cấp III, IV, 2 làn xe. Đây là tuyến đường bộ ngắn nhất phục vụ việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và mặt hàng than nói riêng từ Lào đến hệ thống cảng biển của Việt Nam. Thời gian qua, việc vận chuyển than bằng đường bộ của các DN qua cửa khẩu Quốc tế La Lay với lưu lượng và phương tiện ngày càng tăng. Do có sự khác biệt về hạ tầng giao thông và quy định của hai bên nên phương tiện vận tải thường phải thực hiện việc sang tải, hạ tải trước khi ra khỏi cửa khẩu để vào nội địa. Mặt khác, cơ sở hạ tầng tại khu vực CKQT La Lay chưa được xây dựng hoàn thiện nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thông quan, gây ùn tắc tại cửa khẩu.
Cảng biển Quảng Trị là cảng biển loại II, phục vụ cho việc phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, kết nối tuyến vận tải hàng hải quốc tế với hành lang kinh tế Đông Tây, vận chuyển hàng hóa từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan. Hiện nay, năng lực thông qua cảng biển Quảng Trị đạt 810,2 nghìn tấn/năm. Theo quy hoạch phát triển cảng biển đến năm 2025 năng lực thông qua đạt 8-9 triệu tấn/năm, tầm nhìn đến năm 2030 đạt 19-22 triệu tấn/năm.Dự án đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cho Công ty CP Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thủy tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 với diện tích 685ha.
Đoàn công tác Bộ Công Thương khảo sát tình hình hợp tác thương mại than Việt Nam - Lào qua địa bàn tỉnh Quảng Trị
Các dự án về thương mại than đang được đề xuất đầu tư tại tỉnh Quảng Trị
Từ năm 2023 đến nay, tỉnh Quảng Trị nhận được nhiều nội dung đề xuất đầu tư thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng của các nhà đầu tư để thực hiện hoạt động vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay (Quảng Trị). Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh Quảng Trị đã tích cực, chủ động làm việc với các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan, đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao để được hỗ trợ, thống nhất chỉ đạo triển khai các thủ tục để phê duyệt dự án; Làm việc, hỗ trợ với các nhà đầu tư như Công ty TNHH Đầu tư Central Capital, Công ty TNHH Nam Tiến, Công ty TNHH PTS Viễn Đông; Công ty CP Anh Phát Petro…để nghiên cứu, đề xuất thực hiện các dự án về băng tải, cảng chuyên dụng, bãi san hạ tải, hạ tầng dịch vụ, kho bãi; hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư khảo sát, xác định địa điểm thực hiện và thực hiện các thủ tục hành chính để đảm bảo cơ sở triển khai thực hiện các dự án về băng tải vận chuyển than từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay.
Liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại than với Lào qua Cửa khẩu Quốc tế Lalay, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 4 dự án trọng điểmđang được nghiên cứu đề xuất đầu tư, cụ thể:
* Dự án băng tải vận chuyển than từ Lào về Việt Nam đoạn trên lãnh thổ Việt Nam (dài 6.115 m), ngày 28/6/2024, UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 1568/QĐ-UBND đối với Dự án cho Công ty Nam Tiến .
*Dự án băng tải vận chuyển than từ La Lay về cảng Mỹ Thủy (dài khoảng 85km), dự án dự kiến sẽ đấu nối với “hệ thống băng tải vận chuyển than từ Lào về Việt Nam đoạn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam” tại khu vực Kho bãi hàng hóa thôn A Đeng, xã A Ngo, tỉnh Quảng Trị; Nhằm đảm bảo thống nhất công suất vận chuyển than trên toàn hệ thống là 30 triệu tấn/năm (công suất sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của các dự án). Hiện UBND tỉnh Quảng Trị đã cho phép, hướng dẫn 02 nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu, khảo sát, để thực hiện dự án này gồmCông ty TNHH Đầu tư Central Capital đề xuất thực hiện dự án Băng tải vận chuyển than và cảng chuyên dụng tại Mỹ Thủy và Công ty TNHH Phonesack Việt Nam.
* Dự án Kho bãi tập kết hàng hóa thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị của Công ty TNHH Nam Tiến hiện các cấp có thẩm quyền đang xem xét thống nhất về Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đang xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy đối với chủ trương đầu tư dự án.
* Dự án Kho bãi và điểm trung chuyển hàng hóa tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộcủa Công ty Cổ phần Thương mại Hoành Sơn Quảng Trị đã được UBND tỉnh có thống nhất chủ trương thực hiện dự án.
Ngoài ra, công tác đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thúc đẩy hoạt động thương mại than với Lào đã được Lãnh đạo tỉnh quan tâm, tích cực đốc thúc triển khai thực hiện như:Cao tốc Bắc - Nam; Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây, Nâng cấp và mở rộng quốc lộ 9; hoàn thiện các thủ tục để triển khai thi công: Cảng hàng không Quảng Trị, Cảng biển Mỹ Thủy; huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, xây dựng nối thông toàn tuyến Quốc lộ 15D kết nối cảng Mỹ thủy với cửa khẩu Quốc tế La Lay, tuyến Quốc lộ 9D, xây dựng cầu Dakrong, xác lập các khu vực có nhiều lợi thế để trở thành các điểm thu hút, phát sinh và trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực và quốc tế trên địa bàn tỉnh, trong đó có Khu vực cảng biển Mỹ Thủy tại Khu kinh tế Đông Nam.
Thuận lợi và khó khăn
Trong thời gian qua, các dự án vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ quyết liệt, sát sao của Chính phủ 02 nước và các Bộ, ngành Trung ương nên đây được xem là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án.Trong điều kiện về nhu cầu vận tải than đá tăng cao, các nhà đầu tư có nhiều quyết tâm cao trong công tác triển khai các dự án đầu tư. Từ đó, các dự án được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và dự báo sẽ sớm đưa vào vận hành, góp phần nâng cao hiệu suất vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn sau:
- Việc phê duyệt các dự án đầu tư thuộc nhóm dự án vận chuyển than từ Lào về Việt Nam đến nay còn chậm vì chưa đáp ứng nhiều điều kiện, quy định pháp luật. Ý tưởng về dự án được hình thành sau thời điểm các quy hoạch cơ sở đã được phê duyệt; Hình thức đầu tư của dự án chưa có tiền lệ tại tỉnh, do đó, các dự án chưa được cập nhật đầy đủ vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan.
- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tại cửa khẩu Cửa khẩu La Lay ở phía bạn Lào chưa được xây dựng hoàn thiện quá thiếu thốn, không được đầu tư xây dựng và nâng cấp, chưa đáp ứng điều kiện về hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa thu hút được nhiều các hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan của doanh nghiệp qua cửa khẩu tại Quảng Trị.
- Cơ sở hạ tầng tại Cửa khẩu Quốc tế Lalay phía Việt Nam tuy được đầu tư xây dựng, tuy nhiên còn nhiều hạng mục chưa được hoàn thiện hạn chế cũng như thiếu các dịch vụ tiếp cận hỗ trợ (trạm dịch vụ tổng hợp xăng dầu, khu vực nghỉ ngơi, mua sắm, trung tâm sửa chữa bảo hành xe, trung tâm Logistics, các kho hàng... đặc biệt là kho hàng lạnh để bảo quản trái cây, thủy sản, …); Hạ tầng thương mại biên giới chưa phát triển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong khu vực nói chung và Lào nói riêng.
- Qua quá trình khảo sát thực tế nhận thấy, hoạt động vận chuyển than đá từ Lào qua Cửa khẩu Quốc tế La Lay về các cảng biển (vận chuyển, tập kết, bóc dỡ…) đã phát sinh bụi, khí độc…và tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Từ đó, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân ở các khu vực như: Cửa Khẩu Quốc tế La Lay, khu dân cư dọc các tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 và Quốc lộ 15D.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu than
Để công tác hợp tác thương mại than với Lào diễn ra thuận lợi, hiệu suất, hiệu quả hơn, tỉnh Quảng Trị hết sức mong muốnChính phủ 02 nước Việt Nam và Lào, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi để các dự án được phê duyệt và triển khai thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể:
*Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Băng tải vận chuyển than đá từ Lào qua Cửa khẩu Quốc tế La Lay về cảng biển Mỹ Thủy, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an để sớm có văn bản tham gia ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam đoạn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
*Đề xuấtChính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ: Bộ Giao thông vận tải sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 15D đoạn từ đường Hồ Chí Minh nhánh tây đến Cửa Khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị và đề xuất vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo; hỗ trợ triển khai đầu tư xây dựng cầu treo Đakrông từ nguồn vốn cấp bách hoặc vốn dư của Bộ Giao thông vận tải đầu tư cho các trường hợp khẩn cấp; Chỉ đạo Bộ TNMT nghiên cứu, bố trí kinh phí để đầu tư hệ thống trạm quan trắc môi trường không khí tự động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động vận chuyển than từ Lào về Việt Nam thông qua hệ thống Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và La Lay; Chỉ đạo Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn, căn cứ để UBND cấp tỉnh ban hành quy định sắp xếp các vị trí bến cảng, kho bãi kinh doanh than đối với nhiệm vụ khẩn trương ban hành quy định về việc sắp xếp các vị trí, bến cảng, kho bãi kinh doanh than trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động sản xuất, kinh doanh than theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
*Các Bộ, Ngành, cơ quan TW quan tâm hỗ trợ tỉnh Quảng Trị trong công tác kêu gọi, giới thiệu các doanh nghiệp có năng lực và khả năng tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống cảng biển, kho bãi, trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và hoạt động nhập khẩu than từ Lào của các DN qua Cửa khẩu Quốc tế Lalay nói riêng. Xây dựng và phối hợp triển khai các chương trình kết nối thông tin, hỗ trợ địa phương triển khai một số hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển dịch vụ logistics và các hoạt động có liên quan đến việc vận chuyển, kinh doanh XNK than đá từ Lào; Bố trí vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị; tạo điều kiện hỗ trợ và đẩy nhanh việc xây dựng các dự án trọng điểm của tỉnh, trước mắt ưu tiên cho các dự án Xây dựng Cảng Mỹ Thủy và tuyến Đường 15D từ Cảng Mỹ Thủy đến Cửa khẩu Lalay.
*Tỉnh Quảng Trị tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đâu ftuw trong và ngoài nước đến doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư hoặc liên doanh, liên kết cùng với nhà nước đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cảng biển...tại Quảng Trị nhằm tham gia sâu hơn vào quá trình khai thác cơ sở hạ tầng, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với hoạt động chế biến, nâng cao giá trị mặt hàng than đá nhập khẩu từ Lào.
- Tham quan, học tập kinh nghiệm về canh tác cà phê nông lâm kết hợp, hữu cơ tại tỉnh Champasak (27/11/2024)
- Kiểm tra thực hiện thỏa thuận Hà Nội năm 2007 (18/09/2023)
- Hội nghị hợp tác phát triển ngành Công Thương 2 tỉnh Quảng Trị, CHXHCN Việt Nam và Savannakhet, CHDCND Lào (07/07/2022)
- Đàm phán hợp đồng BOT và Bảo lãnh Chính phủ(GGU) cho dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 (13/09/2022)
- Quảng Trị: Hội nghị thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại giữa Việt Nam- Lào qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Densavan (13/09/2022)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quân Chính làm việc với Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) (16/03/2022)
-
Nguyễn Văn Trình
0913 474 705
nguyenvantrinh@quangtri.gov.vn
-
Nguyễn Thị Thu Hiền
0919 060 883
nguyenthithuhien@quangtri.gov.vn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 313 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852514; 0233.3852265 - Fax: 0233.3852265 - Email: soct@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn http://socongthuong.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này