Chi tiết - Sở Công Thương

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 764

Tổng lượt truy cập: 1.629.097

Công Thương, ngành kinh tế mũi nhọn

Dây chuyền sản xuất viên nén năng lượng của Tổng Công ty thương mại Quảng Trị

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã tác động không nhỏ kinh tế của tỉnh, nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn ngành và các doanh nghiệp (DN) nên tình hình sản xuất công nghiệp (SXCN) và hoạt động thương mại của tỉnh Quảng Trị vẫn duy trì tốc độ phát triển khá.

Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Hoạt động thương mại và dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Các chỉ tiêu về kinh doanh thương mại cơ bản vượt kế hoạch. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại được chú trọng đầu tư, bước đầu tạo sức thu hút trên Hành lang kinh tế ĐôngTây; hệ thống chợ nông thôn đang được đầu tư phát triển theo quy hoạch. Quan hệ hợp tác giao lưu thương mại được tăng cường đã góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, từng bước hình thành các trung tâm thương mại-du lịch-dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 
Các thành phần kinh tế, nhất là các DN ngoài quốc doanh phát triển mạnh với nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú, với quy mô ngày càng lớn. Riêng trong năm 2016 nền kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi và có những bước chuyển biến tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đã tác động tích cực đến tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động kinh doanh thương mại của tỉnh Quảng Trị. Trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại- dịch vụ đều có mức tăng trưởng so với những năm trước. Kết quả trên lĩnh vực công thương đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Giá trị công nghiệp năm 2016 đạt 7.1787 tỷ đồng tăng 101% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 983% so với kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 51% so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.802 tỷ đồng, tăng 747% so với cùng kỳ năm trước.
 
Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương có nhiều khởi sắc. Trong năm 2016 thu hút được 9 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 3.5627 tỷ đồng. Trong điều kiện khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thị trường đầu tư mở rộng sản xuất; từng bước tạo chuỗi sản xuất liên kết trong chế biến nông sản hàng hóa nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; tích cực tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm, ổn định việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công thương được tăng cường hàng hóa lưu thông suốt giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội.
 
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương được triển khai tích cực trong những năm qua đó là hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoàn tất thủ tục trình Bộ Công Thương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 công suất 1.320 MW. Đồng thời thu hút và triển khai các dự án năng lượng và các dự án công nghiệp khác trên địa bàn...Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó hoạt động khuyến công đã có tác động tích cực đến sản xuất, kinh doanh, nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Triển khai có hiệu quả chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp trong lưu thông tiêu thụ hàng hóa. Công tác cải cách hành chính được chú trọng và tiếp tục nâng cao.
 
Nhiệm vụ của ngành Công Thương trong năm 2017 và những năm tiếp theo là phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 8.400 tỷ đồng/2017. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 220 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 150 triệu USD. Để đạt được các chỉ tiêu tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong năm tới ngành Công Thương tiếp tục thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp. Chú trọng thu hút các dự án chế biến sâu các sản phẩm tỉnh có lợi thế; các dự án giải quyết nhiều việc làm, tạo điều kiện cho các dự án đã đi vào hoạt động phát huy công suất như Bia Hà Nội, gỗ MDF, nước tăng lực, săm lốp Camel, các dự án chế biến nông sản...
 
Tập trung hỗ trợ đẩy nhanh thực hiện thủ tục đầu tư các dự án tại Khu kinh tế Đông Nam trong đó có dự án Nhiệt điện, cảng biển Mỹ Thủy để sớm triển khai các dự án trọng điểm tại khu vực này. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thong hàng hóa. Hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nhất là nông sản hàng hóa. Tổ chức tốt các kênh lưu thông hướng vào thị trường nội địa đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn xử lý kịp thời hàng giả, hàng kém chất lượng; hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt. Tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập.
 
Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có và phát triển thêm một số cụm công nghiệp theo quy hoạch để thu hút đầu tư. Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trong đó có kho cảng xăng dầu cơ sở dịch vụ logistics, xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ...; đảm bảo tiến độ các dự án thuộc chương trình cấp điện nông thôn, tích cực đề xuất để sớm thực hiện dự án cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia cho huyện đảo Cồn Cỏ. Ông Lê Quang Vĩnh, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Mục tiêu đặt ra của tỉnh là phấn đấu tốc độ tăng giá trị công nghiệp bình quân 5 năm tới đạt 10,5-11%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 16,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 250 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 275 triệu USD. Giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 17.575 tỷ đồng.
 
Do đó ngành phải triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được ban hành gồm: Kế hoạch hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công Thương; chương trình khuyến công tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020; chương trình xúc tiến thương mại thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020; kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ; đề án củng cố khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Nghiên cứu kêu gọi đầu tư các dự án chế biến sâu các sản phẩm từ gỗ MDF, tinh bột sắn, silic cát và các nông sản có lợi thế khác của tỉnh. Phối hợp đề xuất các giải pháp và tạo nguồn lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận bảo đảm đáp ứng phát triển liên quan ngành dệt may. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2017 là rất nặng nề đòi hỏi sự nỗ lực cao của toàn ngành trong việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã đề ra”.

Nguồn tin: Hồ Nguyên Kha (Báo Quảng Trị)

Bài viết liên quan