Chi tiết - Sở Công Thương
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 71
Tổng lượt truy cập: 1.635.817
Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Ngày 25/12/2024, trên cơ sở tham mưu của Sở Công Thương, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo Kế hoạch, ngoài các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, tỉnh Quảng Trị xác định các nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ có tính thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả bao gồm lương thực (gạo tẻ thường, gạo thơm sản xuất trong nước); thực phẩm (thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, đường, bột ngọt, các loại thực phẩm chế biến, rau củ quả); nhiên liệu; các nhóm hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết (mứt, bánh kẹo, các loại hạt, bia, rượu, nước giải khát). Thời gian thực hiện bình ổn từ ngày 25/12/2024 đến ngày 28/2/2025.
Các mặt hàng bình ổn thị trường tại Siêu thị Co.opmart Quảng Trị
Cách thức thực hiện kế hoạch bao gồm việc theo dõi diễn biến giá, tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp, đơn vị vận tải để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá.Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; tổ chức nắm tình hình hoạt động sản xuất, cung ứng của các tổ chức, cá nhân để có biện pháp điều hành phù hợp. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu, xu hướng và tình hình thị trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ động xây dựng phương án, đồng thời chủ động sử dụng các nguồn vốn của đơn vị và vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng để có kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, trong đó ưu tiên khai thác nguồn hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu về chất lượng hàng hoá kinh doanh phải đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ rõ ràng, ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước.
Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tỉnh Quảng Trị tại Siêu thị Co.opmart Quảng Trị
UBND tỉnh cũng đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối trên địa bàn phối hợp dự trữ, tổ chức cung cứng hàng hóa phục vụ Tết;Chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân trên địa bàn vui xuân đón Tết với mẫu mã đa dạng, chất lượng an toàn, giá cả ổn định, hợp lý; nghiêm cấm mọi hành vi găm hàng, tạo sốt ảo để tăng giá nhằm trục lợi. Đối với các địa phương chủ động có kế hoạch và phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 với phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”.
Để thực hiện Kế hoạch, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành địa phương, cơ quan, đơn vị một số nhệm vụ chính để thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, cung cầu hàng hoá để phối hợp tổ chức, điều phối hàng hoá khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng hóa có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết Nguyên đán nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân.Theo dõi tình hình, diễn biến giá cả thị trường để kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị báo cáo, đề xuất UBND tỉnh có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân.
Rà soát, đánh giá tình hình sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh để kịp thời triển khai thực hiện các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp.Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Xây dựng, tổ chức hệ thống các điểm bán hàng cố định và lưu động các mặt hàng thiết yếu đến các xã, phường, khu dân cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố theo nhiều mô hình như hợp tác liên kết, đại lý, cửa hàng tiện lợi. Tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để phục vụ Nhân dân.
Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gian lận thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ về việc ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Mặt khác, các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án đảm bảo nguồn hàng hoá. Dự trữ hàng hoá hợp lý, tiết giảm chi phí nhằm bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo.
Theo quy luật hàng năm, vào thời điểm cuối năm và nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường luôn có sự biến động, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, rau củ quả do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân tăng cao hơn so với những tháng bình thường. Dự kiến dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (Tháng Chạp âm lịch và 02 tuần lễ sau Tết Nguyên đán) nhu cầu của người dân về hàng hóa tăng rất cao (tăng khoảng 15-20% so với ngày thường) nhất là ở khu vực đô thị, các thị trấn, trung tâm xã sẽ tạo đòn bẩy đẩy giá tăng mạnh đối với các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng. Sức mua tăng cao dẫn đến khả năng có sốt hàng hóa ảo, tạo đà tăng giá. Các mặt hàng có thể có sự biến động nhẹ, như mặt hàng gạo được dự báo mức giá có thể sẽ tăng khoảng 1% - 2%; thịt lợn, thịt bò có thể tăng từ 8% - 10%; thịt gà, vịt và các loại thủy hải sản giá bán có thể tăng từ 10% - 15%...
Bài và ảnh: Lê Thị Huyền - Phó TP Quản lý Thương mại
- Quảng Trị triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” Net Zero vào năm 2050 (30/12/2024)
- Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 (25/12/2024)
- Xúc tiến tiêu thụ nông sản Quảng Trị vào thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (20/12/2024)
- Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương mại từ Lào về Việt Nam (19/12/2024)
- Cam Lộ (Quảng Trị): Tổng vốn đầu tư đăng ký vào các cụm công nghiệp gần 2.400 tỷ đồng (18/12/2024)
- Chuyển động mới tại dự án điện gió 1.500 tỷ đồng ở Quảng Trị (18/12/2024)
- Sở Công Thương Quảng Trị tổ chức Hội nghị Tập huấn tuyên truyền pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (16/12/2024)
- Sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Trị - kết nối giá trị, vươn tầm quốc gia (14/12/2024)
- Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực và đẩy mạnh chứng thực bản sao điện tử (12/12/2024)
- Ngành Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên nỗ lực cán đích các mục tiêu năm 2024 (27/11/2024)
-
Nguyễn Văn Trình
0913 474 705
nguyenvantrinh@quangtri.gov.vn
-
Nguyễn Thị Thu Hiền
0919 060 883
nguyenthithuhien@quangtri.gov.vn
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 313 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852514; 0233.3852265 - Fax: 0233.3852265 - Email: soct@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn http://socongthuong.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này