Chi tiết - Sở Công Thương

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 39

Tổng lượt truy cập: 1.636.711

Kết quả hoạt động ngành Công Thương tháng 8/2023

Tháng 8/2023, hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 9,06% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,06%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,85 %; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí tăng 20,82%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,85% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn, các ngành hàng dệt may, chế biến gỗ xuất khẩu đơn hàng giảm; một số doanh nghiệp trong tỉnh do áp lực giá thành, khó khăn trong khâu tiêu thụ nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt mức tăng cao nhất (+23,37%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,07%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,23%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,98% so với cùng kỳ tnăm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng 8 năm 2023 tăng khá so với tháng cùng kỳ năm trước như: Điện sản xuất tăng 24,23%; bia lon tăng 95,10%; vỏ bào dăm gổ tăng 10,02%; Sản phẩm giấy bìa tăng 36,84% (phát sinh thêm dự án mới); gạch xây tăng 122,23%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ván gỗ MDF giảm 22,35%; gỗ xẻ giảm 34,71%; tinh bột sắn giảm 33,08%; lốp xe máy giảm 21,33%; dầu thông giảm 32,10% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong 8 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: Bia lon tăng 127,98%; gạch khối bằng bê tông tăng 103,64%; điện sản xuất tăng 26,82%...Một số sản phẩm tăng ổn định như: điện thương phẩm tăng 8,54%; quần áo may sẵn tăng 7,71%; nước máy tăng 5,85%; dầu nhựa thông tăng 5,69%; đá xây dựng tăng 5,57%; thủy hải sản chế biến tăng 3,05%; tinh bột sắn tăng 2,49%; nước hoa quả, tăng lực tăng 0,79%...Một số sản phẩm giảm: Gạch xây dựng giảm 2,54%; dăm gỗ giảm 2 4,67%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp giảm 8,57%; phân hóa học giảm 11,76%; xi măng giảm 13,30%; tấm lợp pro xi măng giảm 8,63%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 20,13%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 28,40%; ván ép giảm 32,19%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.585,92 tỷ đồng, tăng 15,39% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.049,32 tỷ đồng, tăng 14,23%; doanh thu lưu trú và ăn uống 408,20 tỷ đồng, tăng 30,91%; doanh thu dịch vụ lữ hành 0,25 tỷ đồng, giảm 30,36%; doanh thu dịch vụ khác 128,15 tỷ đồng, giảm 4,99% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Sở tiếp tục tham mưu, báo cáo UBND tỉnh về rà soát các văn bản quy định quản lý kinh phí và chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công địa phương tỉnh; Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2024. Tổ chức kiểm tra thực hiện các đề án khuyến công tỉnh và đề xuất điều chỉnh các đề án khuyến công quốc gia năm 2023. Tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030; Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Hoàn thiện các ý kiến tham gia đối với Dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu; Hoàn chỉnh các nội dung thuộc Kế hoạch hoạt động của Ban chuyển đổi số và chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp (PCI) tỉnh. Tham mưu thỏa thuận và thống nhất Phương án di dời 02 đường dây tải điện 110kV ảnh hưởng tới bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không (tĩnh không) của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP); Hoàn thiện hồ sơ và báo cáo giải trình ý kiến các Bộ, ngành Trung ương về Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; Hoàn thiện báo cáo nội dung tham dự Hội thảo cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn được triển khai đã tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tiếp tục tham mưu, phối hợp với các ngành có liên quan tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Thỏa thuận điều chỉnh các CCN trên địa bàn huyện Triệu Phong, Gio Linh trong phương án phát triển ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác quản lý cụm công nghiệp; Hướng dẫn thành lập cụm công nghiệp Tây Vĩnh Linh theo chỉ đạo UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025. Hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh (từ 7-10 sản phẩm) vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại, điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 8/8/2019 ban hành Quy chế Quản lý và thực hiện Chương trình XTTM tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Dự thảo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tiếp tục phối hợp với BQL dự án các công trình điện miền Trung (chủ đầu tư) và UBND huyện Hải Lăng, các Sở ngành liên quan hỗ trợ đẩy nhanh công tác GPMB dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị -Vũng Áng - Đà Nẵng.

Tin, ảnh: Cao Linh An

Bài viết liên quan